Suy giáp uống thuốc gì và những lưu ý đặc biệt

suy giap uong thuoc gi

Suy giáp có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vậy, suy giáp uống thuốc gì? Cần lưu ý ra sao? Ở bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Những nguyên nhân nào gây ra căn bệnh suy giáp?

Để hiểu rõ suy giáp uống thuốc gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân của bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh suy giáp như bệnh tự miễn, hoặc sau khi điều trị cường giáp, thực hiện phẫu thuật tuyến giáp, xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp và do sử dụng một số loại thuốc.

suy giap uong thuoc gi

Bên cạnh đó, nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến suy giáp như virus, vi khuẩn khiến các kháng thể tấn công tuyến giáp, từ đó gây ra bệnh. Ngoài ra, các loại thuốc như amiodarone và interferon cũng là nguyên nhân gây tổn thương cho các tế bào tuyến giáp và gây ra các vấn đề về bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy giáp

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh suy giáp ở nữ giới cao hơn nam giới, trong đó, 1/8 phụ nữ có thể sẽ bị các vấn đề về tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng bao gồm:
– Những người có độ tuổi trên 60 đặc biệt là phụ nữ

phu nu mac suy giap

– Gia đình có tiền sử về bệnh tuyến giáp trước đó
– Bệnh tự miễn.
– Người đã thực hiện phẫu thuật tuyến giáp.
– Phụ nữ đang mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng
– Từng thực hiện xạ trị ở cổ hoặc ngực.
– Từng có tiền căn hoặc đang điều trị bằng phóng xạ iot hoặc sử dụng thuốc kháng giáp.

Chẩn đoán bệnh suy tuyến giáp

Để chẩn đoán các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp, bác sĩ sẽ xác định nồng độ hormon tuyến giáp có trong máu của người bệnh.

Bên cạnh đó, kết hợp khám lâm sàng, xét nghiệm máu, thực hiện siêu âm tuyến giáp hoặc thực hiện sinh thiết, từ đó có thể đánh giá và chẩn đoán phương pháp điều trị thích hợp. Mục tiêu điều trị bệnh là đưa mức hormon tuyến giáp trở lại trạng thái bình thường và có thể phải uống thuốc suốt đời. Vậy bệnh nhân suy giáp uống thuốc gì?

Các loại thuốc điều trị bệnh suy giáp

Bệnh nhân suy giáp uống thuốc gì? Đối với người bị bệnh suy giáp, khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hormon tuyến giáp, phương pháp điều trị phổ biến là thay thế hormon, nghĩa là bệnh nhân phải uống hormon tuyến giáp suốt đời.
Thuốc điều trị bệnh suy giáp có thể ở dạng viên nang tổng hợp và đôi khi cũng có thể được tiêm qua tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ xác định liều lượng và dạng thuốc phù hợp đối với mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể. Liều lượng chính xác sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng, mức độ nghiêm trọng của bệnh suy giáp, các vấn đề sức khỏe và các loại thuốc khác đang dùng kèm.

1. Thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là tình trạng bệnh diễn ra ở trẻ đang trong thời kì bú mẹ hay giai đoạn thanh thiếu niên. Nhóm thuốc điều trị suy giáp hiện nay được dùng phổ biến là Thyroxin.
Thyroxin có dạng viên uống. Theo khuyến nghị, nên uống trước bữa ăn sáng khoảng 1 giờ. Ngoài ra, trẻ cần theo dõi trong suốt năm đầu điều trị, 3 tháng tái khám một lần.

2. Levothyroxine (hay còn gọi là levothroid, Synthroid)

Dạng hormon tuyến giáp tổng hợp có tên Levothyroxine (hay còn gọi là levothroid, Synthroid) là thuốc điều trị tiêu chuẩn để kiểm soát bệnh suy giáp. Thuốc này được sử dụng với mọi nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp, có thể sử dụng cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ đang có thai. Levothyroxine còn được sử dụng khi điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần, ngăn ngừa kích thước bướu phát triển lớn. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng khi người bệnh bị nhiễm độc giáp để ngăn ngừa tình trạng suy giáp.

thuoc chua suy giap

Khoảng 1- 2 tuần sau khi điều trị bằng thuốc levothyroxine, thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng cải thiện mức độ mệt mỏi của người bệnh. Điều quan trọng nhất là phải uống thuốc theo đúng quy định, không bỏ lỡ bất kỳ liều nào và duy trì việc tái khám định kỳ.
Dạng thuốc điều trị suy giáp thường dùng là viên nén, cũng có thể có dạng tiêm hoặc thuốc nước uống. Trước tiên, bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ TSH khoảng 6 – 8 tuần sau khi điều trị, mỗi bệnh nhân sẽ dùng thuốc với các hàm lượng khác nhau từ liều thấp, sau đó tăng dần. Khi đã ở liều lượng ổn định, hormon tuyến giáp trở về bình thường, bệnh nhân sẽ vẫn phải thực hiện xét nghiệm máu trong 6 tháng, và sau đó cứ mỗi năm một lần.

Trên thực tế, liều lượng hiệu quả của mỗi loại thuốc cụ thể có thể rất khác nhau ở mỗi người. Bởi vì, nếu nồng độ hormon tuyến giáp quá cao trong máu, người bệnh sẽ gặp phải phản ứng như tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ. Với phụ nữ mang thai, lượng hormone tuyến giáp thường tăng thêm đến 50%, vì vậy phải mất 4-6 tuần để thuốc có tác dụng. Đặc biệt, đối với bệnh nhân cao tuổi sẽ bắt đầu bằng liều thấp. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi kỹ biểu hiện của tim mạch, điện tâm đồ. Nếu xuất hiện các cơn đau thắt ngực hoặc bị thiếu máu cơ tim cục bộ thì phải giảm liều thuốc điều trị suy giáp.

Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị suy giáp

Bệnh nhân suy giáp uống thuốc gì cũng có tác dụng phụ tiềm ẩn. Các tác dụng phụ thường gặp do các loại thuốc điều trị tuyến giáp như:
– Bị khó thở, nổi phát ban, sưng môi, mặt, lưỡi, họng.
– Nổi mề đay trên da, co giật và đau đầu, đau ngực, nhịp tim không đều, bị tăng huyết áp, buồn nôn, sốt.
– Hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt
– Đau bụng, tiêu chảy nặng, trầm cảm, lo lắng bồn chồn, tăng giảm cân bất thường.
Điều trị suy giáp bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất, chỉ khi không có hiệu quả mới thực hiện các liệu pháp khác. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị này, đối với các tác dụng phụ do thuốc gây ra, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Những điều cần lưu ý đặc biệt khi uống thuốc suy giáp

Một số điều quan trọng cần nhớ khi bệnh nhân suy giáp bắt đầu dùng thuốc hormon tuyến giáp:
– Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hàng ngày và cùng thời điểm mỗi ngày.

bac si chua suy giap

– Thuốc sẽ được hấp thụ tăng lên khi bụng đói, vì vậy nên uống thuốc khi bụng đói trước bữa ăn sáng từ 30 phút đến 1 giờ.

– Không tự ý ngưng dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

– Đặc biệt, khi sử dụng thuốc Levothyroxine cần lưu ý hết sức cẩn thận các đối tượng có tiền sử bị tim mạch, tiểu đường, huyết áp; hormone tăng bất thường khi sử dụng thuốc, bị suy giảm tuyến thượng thận.

– Chú ý không dùng thuốc tuyến giáp cùng lúc với các chất bổ sung như sắt, canxi, vitamin tổng hợp, hoặc thuốc kháng axit hydroxit nhôm hoặc thuốc liên kết axit mật. Uống các loại thuốc tuyến giáp cách các loại thuốc này ít nhất từ 4 tiếng.

–  Ngoài ra, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh suy giáp, người bệnh cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để quá trình điều trị được hiệu quả. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu i-ốt, nước trái cây tươi và rau củ, bổ sung axit béo và protit cho cơ thể.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi bệnh nhân suy giáp uống thuốc gì. Trên thực tế, liều lượng hiệu quả của mỗi loại thuốc cụ thể sẽ rất khác nhau ở mỗi người. Bác sĩ có thể xác định loại thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh và phản ứng đối với các phương pháp điều trị để có phương án điều trị kịp thời.

Chưa có đánh giá

Bài viết cùng chủ đề: