3 cách điều trị bệnh Basedow hiệu quả nhất hiện nay

benh basedow

Tuyến giáp được coi là tuyến nội tiết lớn và quan trọng nhất của cơ thể. Basedow là bệnh lý tuyến giáp phổ biến chủ yếu xảy ra ở nữ giới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra tình trạng suy tim, suy kiệt sức khỏe, ảnh hưởng tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về các nguy cơ gây bệnh và cách điều trị bệnh Basedow.


Tìm hiểu bệnh Basedow là gì?

Hiểu rõ về bệnh sẽ tìm ra được cách điều trị bệnh Basedow phù hợp và hiệu quả nhất. Đây là bệnh lý cường giáp thường gặp với các biểu hiện chính như nhiễm độc giáp kèm theo bướu giáp lớn lan tỏa, bị lồi mắt và tổn thương ở vùng ngoại biên.

benh basedow

Bệnh Basedow có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Bệnh Parry, bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp nam giới từ 7 đến 10 lần.
Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh Basedow
Có một số yếu tố nguy cơ cao là cơ hội để bệnh Basedow xuất hiện, bao gồm:
– Gen, di truyền: khi gia đình có các thành viên mắc một số bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto, ĐTD typ 1, bệnh thiếu máu ác tính sẽ dễ khiến bệnh Basedow hình thành và phát triển.
– Phụ nữ đang mang thai, hoặc giai đoạn sau sinh
– Ăn quá nhiều iod hoặc các loại thuốc có chứa iod
– Do điều trị Lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch
– Bị virus hoặc nhiễm khuẩn
– Ngừng điều trị Corticoid
– Bị stress, sang chấn tâm lý

bi stress

Các cách điều trị bệnh basedow

Hiện nay, có 3 cách điều trị bệnh Basedow hiệu quả đó là điều trị nội khoa, uống iod phóng xạ và phẫu thuật cắt tuyến giáp.

1. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp luôn được ưu tiên hàng đầu. Phương pháp này được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không chứa nhân Basedow, chưa có biến chứng. Người bệnh nhân có điều kiện để có thể điều trị lâu dài.
Các loại thuốc kháng giáp được sử dụng chủ yếu có tác dụng làm tuyến giáp giảm sản xuất hormon như: PTU, Methimazole, carbimazole. Trong đó riêng PTU được khuyến cáo không thực hiện trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân bị Basedow. Với phương pháp này, thời gian dùng thuốc kéo dài ít nhất 1 năm, bệnh cũng có thể tái phát, thời gian điều trị càng ngắn, bệnh càng dễ tái phát.

uong thuoc chua benh

Cần lưu ý các thuốc kháng giáp trạng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như giảm bạch cầu hạt (tế bào trong máu có vai trò bảo vệ cơ thể) và nhiễm độc với gan. Chính vì vậy, bệnh nhân khi dùng thuốc phải được theo dõi định kỳ và phải tới gặp bác sĩ nếu có biểu hiện như mệt, sốt cao, đau rát họng, vàng mắt…
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê thêm một số thuốc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như:
– Thuốc chẹn bet giao cảm: làm giảm nhịp tim nhanh, run tay
– Thuốc an thần giúp người bệnh đỡ bị kích thích và dễ ngủ hơn
– Các vitamin và khoáng chất
Tỷ lệ đẩy lùi bệnh hoàn toàn với phương pháp này khoảng 60-70% sau 12 – 18 tháng điều trị.

2. Xạ trị (uống iod phóng xạ)

Xạ trị hay còn được gọi là điều trị bằng phóng xạ trị Iod. Phương pháp này sẽ giúp cho bướu giáp nhỏ lại và hồi phục chức năng tuyến giáp từ cường nặng về hoạt động bình thường. Hiểu rõ hơn là khi uống iod phóng xạ, chất này đi vào cơ thể sẽ phá hủy các tế bào của tuyến giáp làm giảm khả năng tổng hợp hormone, từ đó cải thiện bệnh.

Trong các cách cách điều trị bệnh Basedow thì tương tự điều trị nội khoa, xạ trị thực hiện đơn giản, giúp bệnh nhân giảm được tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng và điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, sử dụng iod phóng xạ có thể gây ra tình trạng suy chức năng tuyến giáp cho người bệnh về sau. Thậm chí có thể gây quái thai và các khối u, làm nặng thêm các biểu hiện bệnh ở mắt như lồi mắt nặng hơn. Chính vì vậy, phương pháp này thường chỉ điều trị cho các trường hợp không thể điều trị bằng thuốc, chống chỉ định đối với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc quá nặng hoặc bướu quá lớn gây chèn ép nuốt nghẹn hay bị sặc, khó thở thì sẽ ưu tiên thực hiện phẫu thuật.

3. Điều trị ngoại khoa phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc ít nhất trong khoảng 4-6 nhưng không hiệu quả, bướu giáp vẫn to gây mất thẩm mỹ hoặc bị biến chứng khó thở, có nghi ngờ bị ung thư tuyến giáp, các bệnh nhân nặng không thể điều trị bằng thuốc và xạ trị.

phau thuat dieu tri benh

Nguyên tắc phẫu thuật là cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp và chỉ để lại một phần nhỏ 3-6 gram đủ để duy trì chức năng sản xuất hormon bình thường.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra biến chứng như: nhiễm trùng vết mổ, suy giảm chức năng tuyến giáp và tuyến cận giáp gây giảm canxi trong máu, khàn tiếng ảnh hưởng tới phát âm của bệnh nhân.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng, vận động cho bệnh nhân Basedow

Đối với những người đã bị bệnh Basedow, để phòng tránh bệnh tái phát và tiến triển nặng thêm cần lưu ý:
– Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, đặc biệt là khi tình trạng bệnh đang tiến triển nặng. Nên để người bệnh nằm ở phòng yên tĩnh, tránh tiếng ồn, hạn chế người qua lại
– Tránh hoạt động thể lực nặng
– Tránh stress, hoạt động tinh thần căng thẳng
– Không hút thuốc, tránh để hít phải khói thuốc lá
– Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ
– Đối với riêng các trường hợp thai sản có thể làm bệnh nặng thêm, do đó cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai

phu nu thai san

– Cơ thể bệnh nhân Basedow thường dễ bị gầy yếu, suy kiệt. Vì vậy nên có chế độ ăn giàu chất đạm, calo, uống thêm nhiều nước. hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều iod
– Đặc biệt, do iod là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon, do đó nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều iod như rong biển, hải sản.
– Chú ý vệ sinh thân thể hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng da
Có thể nói, các cách chữa bệnh basedow hiện nay chủ yếu để làm lui bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Việc chọn lựa cụ thể phương pháp điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng sức khỏe và tình trạng diễn biến bệnh. Mỗi chúng ta cần nâng cao sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát Basedow tốt nhất.

Chưa có đánh giá

Bài viết cùng chủ đề: