Suy giáp là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới với tỷ lệ 2% trong khi nam giới chỉ có khoảng 0,1%. Vậy bệnh suy giáp là gì? Có nguy hiểm không? Thực tế, nếu không được nhận biết sớm để điều trị, bệnh suy giáp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Khái niệm bệnh suy giáp
Để hiểu rõ hơn về bệnh suy giáp là gì? có nguy hiểm không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ khái niệm và cơ chế tác động của bệnh lý này.
Suy giáp hay còn có thể gọi là bệnh nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp, suy giáp, là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Các chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, gây ra thiếu hụt hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến các hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất và nhiều quá trình khác của cơ thể.
Hormon tuyến giáp vốn để giúp cơ thể sử dụng năng lượng, đồng thời giữ ấm và giúp cho các bộ phận quan trọng như não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Biểu hiện có thể xảy ra khi bị suy tuyến giáp là hạ canxi máu hay ảnh hưởng đến các hoạt động của tim, hệ thần kinh và trong việc điều tiết nhiệt lượng cơ thể.
Nguyên nhân gây ra hội chứng suy giáp
Nguyên nhân gây ra căn bệnh suy giáp là gì? có nguy hiểm không? Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến các tế bào tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cho cơ thể như:
– Teo tuyến giáp được coi là nguyên nhân phổ biến nhất
– Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto: Tình trạng này có thể do tự miễn dịch hoặc nhiễm virus
– Các nguyên nhân thứ phát sau khi điều trị cường giáp như điều trị bức xạ, sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến tuyến giáp
Ngoài ra, các nguyên nhân ít gặp hơn là chế độ ăn hàng ngày thiếu iod hoặc do suy giáp bẩm sinh hay thứ phát khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc ở vùng dưới đồi.
Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?
Vậy bệnh suy giáp là gì? Có nguy hiểm không? Câu trả lời là có vì nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, người mắc bệnh suy giáp cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên phát hiện và kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các biến chứng của bệnh suy giáp bao gồm:
1. Bướu cổ
Đây chính là biến chứng đầu tiên và phổ biến của bệnh suy giáp. Sau một quá trình dài cố gắng hoạt động để sản sinh đủ các hormone bị thiếu hụt đáp ứng nhu cầu cơ thể, dễ dẫn đến hiện tượng tuyến giáp này bị sưng to do kích thích quá mức.
Điều này khiến bạn sẽ bị bướu cổ, ảnh hưởng không nhỏ khi ăn uống và gây mất thẩm mỹ.
2. Bị bệnh tim
Người bị bệnh suy giáp, dù chỉ ở những dạng nhẹ nhất, cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim. Suy giáp thường làm tăng nồng độ cholesterol, giảm khả năng lực co bóp của tim. Nếu tuyến giáp hoạt động kém sẽ gián tiếp tăng nồng độ cholesterol xấu khiến người bệnh dễ bị các bệnh về tim mạch như xơ cứng động mạch, vữa động mạch làm tăng nguy cơ bị đau tim và bị tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Không chỉ vậy, tình trạng suy giáp cũng khiến dịch tích tụ ở xung quanh tim. Điều này làm gia tăng thêm nguy cơ tràn dịch màng bên ngoài tim, có thể khiến việc bơm máu tim khó khăn hơn.
3. Trí nhớ bị giảm sút
Do các hormone trong cơ thể thay đổi nên trí nhớ người bệnh thường bị giảm sút. Đây là một trong những biến chứng khá nguy hại. Nếu bệnh suy giáp kéo dài, về lâu dài người bệnh sẽ bị lẫn, thần kinh không còn tỉnh táo trong các sinh hoạt hàng ngày.
4. Có khả năng gây vô sinh
Nồng độ hormon tuyến giáp quá thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự rụng trứng, tác động đến cơ quan sinh sản. Bệnh suy giáp khiến kinh nguyệt phụ nữ không đều, giảm hứng thú tình dục, điều này làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ. Đây là biến chứng khiến nhiều đối tượng phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ lo lắng nhất. Thậm chí, ngay cả khi điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp cũng không thể hoàn toàn đảm bảo phụ nữ mắc bệnh suy giáp có thể sinh con bình thường được.
5. Bị dị tật bẩm sinh
Theo nhiều nghiên cứu trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh suy giáp trong quá trình mang thai, nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn các trẻ sinh ra từ người mẹ khỏe mạnh vì lượng hormone bị biến đổi và giảm sút
Hơn nữa, hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ nên nếu mẹ bị rối loạn tuyến giáp mà con không được điều trị có thể dễ dẫn đến các vấn đề về tâm thần và thể chất. Tin vui là nếu được phát hiện và giải quyết triệt để sau khi sinh, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.
6. Bị đau nhức chân tay, mỏi cơ
Bệnh tuyến giáp gây nên những cơn đau nhức, tê cứng do quá trình trao đổi chất, tiết hormone trong cơ thể bị đảo lộn. Người bệnh suy giáp thường cảm thấy mệt mỏi, tay chân mỏi nên khó khăn trong vận động, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.
7. Phù niêm
Nếu bệnh suy giáp tiến triển nặng trong một thời gian dài mà không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng phù niêm. Biến chứng này đe dọa đến tính mạng nhưng may mắn là hiếm khi xảy ra.
Phù niêm có thể làm chậm quá trình trao đổi chất khiến người bệnh bị hôn mê. Vì vậy, nếu bệnh nhân suy giáp cảm thấy mệt mỏi quá mức hoặc quá lạnh, hãy tới ngay các cơ sở y tế.
8. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Bệnh suy giáp nếu không được điều trị có thể gây ra ảnh hưởng xấu khiến người bệnh bị suy giáp trầm cảm nhẹ. Nếu kéo dài lâu, tình trạng này có thể khiến chứng trầm cảm ngày càng nặng hơn.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh suy giáp
Suy tuyến giáp thường không có các triệu chứng rõ ràng. Thêm vào đó, bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi nên mọi người thường nghĩ đó là do tuổi già như:
– Cảm thấy ăn uống không được ngon miệng
– Da bị khô, tái xanh, dễ bị lạnh
– Táo bón, tăng cân
– Giảm sút trí nhớ, biến đổi giọng trầm, khàn hơn
– Hay khó thở, thay đổi nhịp tim, đau khớp, đau cơ
– Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
– Nếu suy giáp ở mức độ trầm trọng thì bệnh có thể biểu hiện nặng hơn như: lưỡi bị phình to, phù toàn thân: mặt, tay chân, da sẫm màu và trở nên xù xì vì lớp sừng phát triển dày.
Như vậy, có thể thấy qua bài viết, chúng ta đã có thể giải đáp được câu hỏi bệnh suy giáp là gì? Có nguy hiểm không? Bệnh sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không có sự can thiệp kịp thời. Vì vậy, cần phải chú ý để điều trị sớm nhằm ngăn ngừa biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.