Góc hỏi đáp: Ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?

ung thu phoi chua khoi khong

Ung thư phổi giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh khá nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Trước hiện trạng người mắc căn bệnh này gia tăng về số lượng rất nhiều người đã lo ngại rằng: ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?

Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?

Ung thư phổi hay ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không là thắc mắc của không ít người đặc biệt là người thân trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi. Trên thực tế khi thấy người bị ung thư phổi giai đoạn cuối ho liên tục, ho dữ dội thậm chí còn ho rát cổ họng, khiến nhiều người lo lắng và sợ hãi về vấn đề truyền nhiễm bệnh này thông qua đường hô hấp hay ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả những bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi nói riêng là do bệnh đã xuất hiện các tế bào đột biến, không phải do vi khuẩn hay vi rút gây ra. Vì vậy, căn bệnh này không có khả năng lây nhiễm hay truyền nhiễm nên chúng ta có thể yên tâm về vấn đề này.

ung thu phoi chua khoi khong

Bản thân người bệnh mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, ung thư cũng chỉ lan rộng đến các cơ quan ở xa trong cơ thể chứ không thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh được. 

Ung thư phổi giai đoạn cuối thường có những biểu hiện gì?

Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có biểu hiện gì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: thể trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, khả năng đáp ứng của bệnh nhân với các phương pháp điều trị,… Ở giai đoạn cuối này, các biểu hiện ung thư phổi đã diễn ra rõ rệt hơn rất nhiều với một số biểu hiện điển hình như:

  • Cơ thể xuất hiện những cơn ho kéo dài và dai dẳng không rõ nguyên nhân.
  • Khó thở thường xuyên kèm theo tình trạng tức ngực liên tục.
  • Thở khò khè và ho ra máu.
  • Viêm phổi sau tắc nghẽn và xẹp phổi là biểu hiện rất dễ nhận biết ở người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.
  • Xảy ra tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân kèm thực trạng mệt mỏi.
  • Khi ung thư phổi di căn não còn dây đau đầu dữ dội.
  • Khi ung thư phổi di căn xương cũng khiến tình trạng đau nhức xương khớp rất khó chịu.
  • Ngoài ra, những triệu chứng này còn ảnh hưởng đến bàn chân và bàn tay người bệnh gây đau nhức do tế bào ung thư ác tính ở phổi đã di căn đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.

Nói chung ung thư phổi là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực ngay ở những giai đoạn đầu thì bệnh tình sẽ tiến triển sang giai đoạn cuối rất nhanh. 

Có thể phòng tránh bệnh ung thư phổi được không?

Bên cạnh những thắc mắc về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không thì có không ít người mong muốn thoát khỏi căn bệnh này bằng các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa. Vậy bệnh ung thư phổi có thể phòng tránh được không và bằng những cách nào?

  • Không sử dụng thuốc lá bởi thuốc lá là tác nhân gây hại hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Đây là yếu tố liên quan đến 80% số ca mắc ung thư phổi giai đoạn cuối tử vong. Trên thực tế, tại nước ta hiện nay có đến khoảng 90% người bệnh ung thư phổi được xác định có liên quan đến việc hút thuốc lá trong đó bao gồm cả người hút thuốc lá trực tiếp hay người thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá độc hại cũng dẫn đến bệnh ung thư phổi.
  • Có thể nói rằng việc kiểm tra nồng độ randon trong nhà thường xuyên cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi hiệu quả. Bởi trong randon có nguồn gốc từ sự phá hủy của Uranium được tìm thấy trong lòng đất đá. Ở Mỹ hay còn gọi là Hoa Kỳ, việc phơi nhiễm randon là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi đối với những người không hút thuốc lá. Tại nước Anh, đây là nguyên nhân số 1 liên quan đến khoảng 8% số ca tử vong do bệnh ung thư phổi tạo ra.
  • Khi làm việc trong môi trường độc hại, bạn nên chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ: là cách phòng chống bệnh ung thư phổi hiệu quả và được nhiều người áp dụng, trang bị các loại thiết bị bảo hộ lao động sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ tiếp xúc với các loại chất độc hại gây bệnh ung thư phổi.
  • Đảm bảo môi trường sống trong lành và nguồn nước đủ sạch để ăn uống sinh hoạt: có thể bạn chưa biết, nguồn nước nếu bị nhiễm chất asen cũng là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi nói chung và ung thư phổi giai đoạn cuối nói riêng. 
  • Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách tầm soát ung thư định kỳ: thường xuyên đi khám định kỳ để tầm soát ung thư là cách phát hiện sớm căn bệnh ung thư phổi ngay cả khi người bệnh chưa có biểu hiện gì, tăng cơ hội điều trị thành công và hiệu quả cho rất nhiều người bệnh ung thư phổi hiện nay.

kham chụp ung thu phổi

Ung thư phổi giai đoạn cuối tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng nó lại có khả năng di truyền theo gen trong gia đình. Bởi vậy mà những người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người bình thường. Vì vậy nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi thì bạn cũng nên thường xuyên đi tầm soát ung thư phổi tránh để lại hậu quả nặng nề hơn khi điều trị. 

Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ tử vong cao đặc biệt ở giai đoạn cuối. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này đó là duy trì thói quen ăn uống và lối sống khoa học lành mạnh, thường xuyên đi khám bệnh định kỳ, tăng cường cho sức khoẻ với các dòng sản phẩm chuyên biệt. Duy trì 1 lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn vượt qua bệnh tật dễ dàng hơn

Chưa có đánh giá

Bài viết cùng chủ đề: