“Ung thư dạ dày sống được bao lâu?” đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay, đặc biệt là những người được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Những nội dung trong bài viết của Nutri Fucoidan dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bệnh nhân mắc ung thư dạ dày.
Hiểu về cách tính tỷ lệ sống sót sau 5 năm ung thư
Tỷ lệ sống sót là một con số so sánh tương đối giữa những người mắc bệnh cùng loại và giai đoạn ung thư với những người trong tổng thể.
Ví dụ, nếu tỉ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với một giai đoạn cụ thể của căn bệnh ung thư dạ dày là 70%, có nghĩa là những người bị mắc ung thư dạ dày sẽ có khoảng thời gian sống trung bình là 70% trên 5 năm trong tổng số những người mắc bệnh ung thư dạ dày. Họ có thể sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.
Tỷ lệ sống được thống kê bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Dựa trên thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER * do Viện Ung thư Quốc gia (NCI) duy trì, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cung cấp số liệu thống kê về khả năng sống sót của các loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Dựa trên mức độ di căn của bệnh ung thư, Cơ sở dữ liệu SEER theo dõi tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với bệnh ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ. Cơ sở dữ liệu SEER chia các bệnh ung thư thành các giai đoạn khu trú, khu vực và di căn xa.
- Giai đoạn khu trú: Ung thư chưa lan ra bên ngoài dạ dày.
- Giai đoạn khu vực: Ung thư đã lan ra ngoài dạ dày đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết vùng lân cận.
- Giai đoạn xa: Ung thư đã di căn đến các bộ phận xa trong cơ thể, ví dụ như gan, phổi, xương, não …
Ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày kể từ lúc phát hiện là 32%. Con số này tương đối thấp so với căn bệnh ung thư đại trực tràng (64%).
Tỷ lệ sống sau 5 năm qua từng giai đoạn ung thư dạ dày cụ thể được ước tính như sau:
- Giai đoạn khu trú: 70%
- Giai đoạn khu vực: 32%
- Giai đoạn di căn xa: 6%
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày
Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày. Kết quả của các nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng loại phẫu thuật cắt dạ dày, tuổi tác, loại tế bào, giai đoạn của bệnh, di căn là những yếu tố gây ảnh hưởng tới sự sống còn của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. Các yếu tố khác như yếu tố di truyền, lâm sàng chẩn đoán, điều trị và sau phẫu thuật cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới sự gia tăng về thời gian sống thêm sau phẫu thuật của những bệnh nhân này.
Dưới đây là các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới tiên lượng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày:
Giai đoạn ung thư
Ung thư dạ dày được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có mức độ xâm lấn khác nhau. Giai đoạn đầu của bệnh thường có tỷ lệ sống sót cao hơn do được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc chẩn đoán chậm trễ có thể khiến căn bệnh trở nên tiến triển hơn, đồng thời làm giảm khả năng sống sót của bệnh nhân.
Tình trạng hôn nhân
Theo nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật tại Viện ung thư Iran: Phân tích đơn biến và đa biến” của Trung tâm Công nghệ Sinh học Mỹ năm 2014, tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân ung thư dạ dày đã kết hôn thấp hơn những người bệnh nhân còn đang độc thân. Và tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân ung thư dạ dày không có tiền sử hút thuốc cao hơn những người đã từng.
Hạch bạch huyết
Tình trạng hạch bạch huyết được công nhận là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới tiên lượng của căn bệnh tiểu mô tuyến dạ dày, đặc biệt đối với các dạng ung thư không thể điều trị được.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ được coi là một yếu tố tiên lượng quan trọng. Các bác sĩ phẫu thuật Nhật Bản đã chứng minh trong suốt 2 thập kỷ, việc kiểm soát khu vực tốt hơn bằng cách mổ rộng dẫn đến cải thiện khả năng sống sót bằng cách ngăn ngừa tái phát khu vực và do đó giảm di căn xa.
Mức độ xâm lấn thành dạ dày
Mức độ xâm lấn thành dạ dày cũng tiên lượng ung thư biểu mô tuyến dạ dày đáng kể. Nhìn chung, khả năng sống sót tốt hơn đối với các khối u giai đoạn sớm (T1, T2) so với các khối u tiến triển lan rộng (T3, T4).
Tỷ lệ tế bào bạch cầu trung tính (NLR)
Tỷ lệ tế bào bạch cầu trung tính (NLR) đã được một số nghiên cứu phân tích như một yếu tố tiên lượng. NLR cao gây tác động tới việc quay trở lại của phản ứng viêm tăng cao phụ thuộc vào bạch cầu trung tính và giảm phản ứng miễn dịch chống khối u qua trung gian tế bào lympho.
Điều này có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch của tế bào chống khối u qua trung gian tế bào lympho. Đồng thời nó cũng góp phần gây ra sự tiến triển của ung thư và tiên lượng xấu.
Loại mô học
Hầu hết các nghiên cứu cho rằng ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tiên lượng xấu hơn so với các loại mô học khác. Sự hiện diện của tế bào nhẫn ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống sót chung của bệnh nhân ung thư dạ dày.
Các dạng không biệt hóa và dạng chế nhầy có tiên lượng xấu so với dạng tuyến nhú và dạng tuyến ống.
Kích thước khối u
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thước khối u là một yếu tố quan trọng trong việc chỉ định hóa trị bổ trợ cho khối u T3-4aN0M0; kích thước khối u là một yếu tố tiên lượng độc lập. Nghiên cứu cũng cho thấy, hóa trị bổ trợ giúp cải thiện tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư dạ dày T3-4aN0M0 với khối u lớn hơn 5cm, nhưng không cải thiện đối với khối u nhỏ hơn 5cm.
Tình trạng di căn
Nhiều nghiên cứu sâu hơn về yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy, di căn khoảng cách có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sống sót của bệnh nhân.
Số lượng phương pháp điều trị
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng phương pháp điều trị mới tiếp tục là một yếu tố tích cực đối với sự sống còn của bệnh nhân ung thư dạ dày. Do đó, với sự gia tăng số lượng phương pháp điều trị mới, nguy cơ tử vong sẽ giảm ở những bệnh nhân không được điều trị mới sau khi cắt dạ dày.
Ung thư dạ dày là sự phát triển của các tế bào ác tính nằm trong dạ dày, vấn đề “Ung thư dạ dày sống được bao lâu?” còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo bác sĩ Hồng Hải, người dân cần phải tới thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm ít nhất 1 lần để có thể phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
Căn bệnh ung thư dạ dày vẫn có thể kéo dài thời gian bệnh và cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Công ty Cổ Phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan, được làm từ Fucoidan, Beta-glucan, gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại hạt ngũ cốc.
Sản phẩm giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Đặc biệt thành phần Fucoidan có trong thực dưỡng có tác dụng khống chế và thúc đẩy các mầm ung thư tự chết theo quy trình, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.
Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan được Bộ Y Tế công nhận là sản phẩm bảo vệ sức khỏe người dùng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.