Theo nghiên cứu có đến 80% trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển. Đây là bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở phụ nữ. Khi thực hiện điều trị, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung cũng góp phần quan trọng trong việc hồi phục và hạn chế bệnh tiến triển.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
– Chế độ ăn uống cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
– Có thể lên thực đơn theo khẩu vị của mình nhưng cần phải đảm bảo xen kẽ hợp lý
– Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất
– Hạn chế dùng gia vị nêm nếm, nước sốt khi chế biến món ăn
– Khi ăn nên ngồi ở tư thế ngồi thẳng lưng để tránh buồn nôn, nôn ói
– Sau khi ăn, bệnh nhân nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở tư thế ngồi
– Bổ sung đủ lượng nước vào cơ thể, từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày
– Đối với tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt hay các loại củ là nguồn cung cấp tinh bột được ưu tiên.
– Đối với chất béo, cần đảm bảo rằng, hàm lượng chất béo không lớn hơn 50% tổng năng lượng.
– Đối với chất đạm phải cân đối giữa protein thực vật và động vật. Ưu tiên thịt trắng
– Các thành phần vitamin, dưỡng chất rất dồi dào trong các loại rau củ và trái cây tươi. Tuy nhiên, cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm với nhóm này.
Khi bị ung thư cổ tử cung, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, người bệnh cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh. Bởi phương pháp điều trị chỉ phát huy được tác dụng khi có chế độ sống khoa học. Nhưng trên thực tế không ít bệnh nhân không ý thức được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng, ăn uống không kiêng khem. Từ đó sức khỏe suy yếu nhanh chóng và không đáp ứng được phác đồ điều trị.
Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì?
Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên lưu ý các loại thực phẩm cần thiết nên bổ sung trong quá trình điều trị:
1. Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao
Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao có khả năng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể ức chế tế bào ung thư, chống lại sự tấn công của các yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.
Cà rốt: Cà rốt có chứa falcarinol. Đây là hoạt chất được nhiều nghiên cứu chứng minh có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Bí ngô: Đây là nguồn bổ sung Carotenoid rất tốt cho giúp cơ thể người bệnh có thêm vũ khí chống lại ung thư.
Khoai lang: Ngoài chứa tinh bột có ích và vitamin còn chứa chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào ung thư cổ tử cung.
2. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Các thực phẩm giàu vitamin C vừa giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm được khuyên dùng.
Trái cây: chanh, bưởi, quýt… có chứa nguồn vitamin C dồi dào mà người bệnh nên bổ sung. Có thể uống nước cam tươi hoặc nước chanh thường xuyên sẽ hữu ích khi điều trị ung thư cổ tử cung.
Cherry: Ngoài vitamin C, trong quả cherry còn có nhiều hoạt chất perillyl. Chất này có tác dụng phá vỡ các tế bào ung thư, hạn chế bệnh ung thư cổ tử cung lan rộng và không di căn.
Táo: Táo có hàm lượng vitamin C dồi dào và có thể hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ
3. Các loại rau màu xanh đậm
Đây là thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, nên ăn các loại rau chứa nhiều folate.
Bông cải xanh: Là siêu thực phẩm hữu ích đổi với người mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, trong bông cải xanh còn chứa nhiều hợp chất khác có tác dụng ngăn ngừa đột biến do ADN, gây ra apoptosis trong các tế bào ung thư.
Rau Arugula: Là một loại rau họ cải tốt cho bệnh nhân bị ung thư. Hàm lượng glucosinolates trong rau này Arugula có thể chuyển hóa thành isothiocyanates khi tiêu thụ. Hoạt chất này có khả năng ức chế các tế bào ung thư tăng sinh.
Rau mầm Brussels: Ngoài folate, rau mầm Brussels còn chứa hàm lượng hợp chất indole-3-carbinol. Hợp chất này giúp tăng cường thải độc và ngăn ngừa estrogen phát triển quá mức.
4. Thực phẩm dồi dào kẽm và selen
Các thực phẩm giàu kẽm và selen có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo các chuyên gia, thành phần này còn giảm được sự lây lan của các khối u từ bên trong, tạo tác dụng tốt trong quá trình điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Nên bổ sung các chất này qua thực phẩm như rong biển, lạc, vừng…
5. Thực phẩm giàu Omega-3
Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh ung thư cổ tử cung cần đảm bảo hàm lượng chất béo nhất định. Tuy nhiên, cần phải chọn lọc các chất béo có lợi, đặc biệt quan trọng nhất là acid béo Omega-3 có thể giảm mệt mỏi khi bị bệnh ung thư.
Ngoài ra, thực phẩm chứa Omega-3 còn giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn như vitamin E và các chất chống oxy hóa. Nguồn Omega-3 dồi dào trong các loại thực phẩm như cá béo, dầu cá, cá hồi, dầu thực vật, các loại hạt, quả bơ…
6. Thực phẩm được chế biến từ đậu tương
Đậu phụ, sữa đậu là các loại thực phẩm được chế biến từ đậu tương. Chúng chứa một lượng lớn chất béo omega-3 với khả năng chống oxy hóa vượt trội. Từ đó, có thể khống chế, kiểm soát sự tăng trưởng của các khối u ác tính ở bên trong cổ tử cung.
Người bệnh ung thư cổ tử cung nên kiêng gì?
1. Không ăn các loại thịt đỏ
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên hạn chế các loại thịt đỏ. Trong thịt đỏ chứa protein có tính axit khó hấp thụ, chứa ký sinh nên không tốt cho người bệnh. Nếu cơ thể người bệnh không tiêu hóa được, các chất dinh dưỡng sẽ tích tụ và tạo ra các chất độc hại
2. Thức ăn quá nhiều chất béo không tốt trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng chỉ số cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa dưỡng chất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Chính vì vậy, thay vì sử dụng các loại mỡ động vật, nên thay bằng dầu thực vật, các chất béo không bão hòa từ bơ, dầu ô liu…
3. Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung không nên sử dụng đồ uống chứa cồn, có gas vì nó khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
4. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm đóng hộp
Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng. Đồng thời, chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe người bệnh. Nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống, chế biến xong nên dùng ngay.
5. Đồ ăn cay nóng
Các loại thực phẩm có vị cay, nóng, mặn đắng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa người bệnh, kích thích niêm mạc tử cung và các vị trí tổn thương bởi ung thư. Điều này sẽ khiến bệnh có triệu chứng nặng hơn, đau đớn hơn.
6. Các loại đồ ăn lên men
Dưa muối, cà muối,… là món ăn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Người bệnh ung thư cổ tử cung nên hạn chế món ăn này trong thực đơn để nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.
Ngoài chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung, bản thân người bệnh cũng cần tập luyện bảo đảm sức khỏe và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để nhanh đẩy lùi bệnh lý nguy hiểm này.