Phình giáp là gì? Vì sao phụ nữ hay mắc?

phinh giap la gi

Phình giáp là một trong những biểu hiện của bệnh lý tuyến giáp. Phình giáp là hiện tượng vùng cổ trở nên to bất thường, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến họ tự ti về mặt thẩm mỹ. Vậy phình giáp là gì? Vì sao phụ nữ hay mắc căn bệnh này?

Phình giáp là gì?

phinh giap la gi

Trước tiên hiểu rõ được phình giáp là gì? Vì sao phụ nữ hay mắc sẽ giúp chúng ta có cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở vùng cổ trước, giữ vai trò sản xuất hormon giúp cơ thể sản xuất năng lượng. Kích thước của tuyến giáp thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Cụ thể:

– Trẻ sơ sinh: 18-20mm theo chiều dọc và 8-9mm đường kính trước sau.
– Trẻ từ 1 tuổi: 5mm theo chiều dọc và 12-15mm đường kính trước sau
– Người trưởng thành: 40- 60mm theo chiều dọc và 13-18mm đường kính trước sau.
– Thể tích tuyến giáp bình thường: Đối với nữ là 10-15ml; Đối với nam là 12-18ml.
Nếu vượt quá ngưỡng trên, thể tích tuyến giáp được xem là phình giáp. Có 3 dạng phình giáp:
– Phình tuyến giáp đơn thuần (bướu cổ lành tính): Đây là dạng phình giáp hay gặp nhất, đặc biệt là ở phụ nữ. Tuyến giáp tuy bị phình to nhưng chức năng của tuyến giáp không bị ảnh hưởng. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào chế độ dinh dưỡng, bổ sung I-ốt trong bữa ăn hàng ngày.
– Phình tuyến giáp lan tỏa (phình tuyến giáp 2 thùy): Biểu hiện của dạng này là cổ bị sưng to ở cả 2 bên. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên phụ thuộc vào sự phát triển khối bướu và thể bệnh (bướu độc hay không độc).
– Phình tuyến giáp nhân: Đây là dạng phình giáp do sự phát triển của khối u bên trong tuyến giáp. Khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính. Trường hợp nhân lành tính (u nang, u tuyến, u tuyến keo…) thường được theo dõi mà không cần phẫu thuật. Trường hợp nhân ác tính phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật, I-ốt phóng xạ.

Phình giáp ở giai đoạn đầu, kích thước còn nhỏ người bệnh sẽ khó phát hiện được. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi siêu âm, chụp CT…
Nguyên nhân gây phình giáp
Bệnh phình giáp có thể khởi phát do các yếu tố sau:
– Chế độ ăn uống thiếu hụt I-ốt: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. Khi tuyến giáp không nhận được lượng I-ốt đầy đủ nó sẽ giảm sản sinh hormon. Vì vậy, để bù đắp việc sản xuất hormon, tuyến giáp phải tăng kích thước hơn bình thường khiến cổ bị phình to.
– Do ăn các loại thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như măng, các loại rau họ cải, khoai mì…

cac rau ho cai
Các rau họ cải

– Hormon thay đổi: Nồng độ nội tiết thay đổi có thể kích thích quá trình hình thành u bướu ở tuyến giáp.
– Yếu tố di truyền: Một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình, do rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp bẩm sinh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh phình giáp đối với những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về tuyến giáp cao hơn người bình thường.
– Rối loạn miễn dịch: Hoạt động sản xuất hoóc-môn ở tuyến giáp mất ổn định do cơ thể bị rối loạn miễn dịch sẽ gây ra tình trạng phình giáp.
– Bệnh mạn tính: Các bệnh viêm đại tràng mạn, tiêu chảy mạn, bệnh thận mạn tính… có thể gây rối loạn hấp thu và thải trừ I-ốt.
– Nhiễm xạ: Quá trình điều trị bệnh bằng phóng xạ hoặc ở trong môi trường bị phơi nhiễm cũng là nguyên nhân cao dẫn đến bệnh tuyến giáp.

Cách điều trị phình giáp

Cách điều trị phình giáp là gì? Vì sao phụ nữ hay mắc bệnh này? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi nguyên nhân chủ yếu gây phình giáp là do thiếu hụt I-ốt trong cơ thể nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là bệnh sẽ khỏi.

dieu tri phinh giap

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị phình giáp như điều trị bằng thuốc, sử dụng sóng cao tần, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt laser. Nếu khối u tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp i-ốt phóng xạ để giảm lượng hormon dư thừa, thu nhỏ kích thích tuyến giáp.
Vì sao bệnh phình giáp thường gặp ở nữ giới?
Vậy đã hiểu rõ được phình giáp là gì?Vì sao phụ nữ hay mắc bệnh này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Trước hết, bệnh chủ yếu xảy ra ở nữ giới là do các giai đoạn phát triển sinh lý ở nữ giới có sự thay đổi về hormone.
– Tuổi dậy thì: Trong độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định dẫn đến việc mất cân bằng hoặc thiếu hụt nội tiết, khi đó tuyến giáp phải sản sinh nhiều hormon hơn. Nếu bị phình giáp, hormon sẽ bị rối loạn khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Do đó, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh phình giáp.
– Phụ nữ khi mang thai: Trong quá trình mang bầu, các tuyến nội tiết đều có sự thay đổi, cơ thể người mẹ sẽ sinh ra 2 hormon chính là estrogen và βhCG (human chorionic gonadotropin). Trong đó, βhCG tăng gây ra cường giáp cận lâm sàng, có thể dẫn đến hiện tượng bướu cổ tạm thời, kích thước tuyến giáp tăng từ 10 – 15%.

phu nu co bau

– Phụ nữ giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh: Lượng hormon estrogen giảm làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây rối loạn tuyến giáp.
Ngoài các yếu tố trên, việc thay đổi hormon còn do nữ giới sử dụng thuốc tránh thai hay que ngừa thai.
Cách phòng ngừa bệnh phình giáp
– Cung cấp đủ Iot cho cơ thể bằng cách sử dụng muối I-ốt và các loại thực phẩm hàng ngày giàu I-ốt như sữa, bánh mì, trứng, cá, tôm, cua, thịt, hải sản, rong, tảo……

bo sung ham luong iot

– Bổ sung axit béo omega 3 bằng cách ăn dầu cá, cá hồi, thịt bò, đậu nành … để cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm các vấn đề về tuyến giáp.
– Không ăn quá nhiều các loại thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp như rau cải, súp lơ, khoai mì…
– Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại, môi trường phóng xạ
– Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Đặc biệt là những người từng phẫu thuật, xạ trị, sử dụng thuốc tác động đến hormon, trong gia đình có người từng mắc bệnh tuyến giáp nếu phát hiện thấy những bất thường ở cổ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

Chưa có đánh giá

Bài viết cùng chủ đề: