Chế độ dinh dưỡng có tác động trực tiếp, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày. Người mắc bệnh này cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Vậy cần thiết kế thực đơn cho người ung thư dạ dày thế nào cho hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Thực đơn cho người ung thư dạ dày quan trọng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Một thực đơn ăn hợp lý, khoa học sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân tăng đề kháng và có sức khỏe tốt để chống lại căn bệnh ung thư dạ dày.
Hơn nữa, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày thường gặp khó khăn trong ăn uống vì cảm giác chán ăn và tình trạng đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, vì vậy họ rất cần một chế độ ăn phù hợp.
Thực đơn dinh dưỡng chuẩn và khoa học trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh:
– Có cảm giác thoải mái hơn
– Giúp cơ thể duy trì sức khỏe trong suốt quá trình điều trị.
– Giảm các tác dụng phụ của thuốc và dung nạp thuốc điều trị tốt hơn
– Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
– Nhanh phục hồi sức khỏe và các tổn thương do tế bào ung thư gây ra
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì?
Có một số nhóm thực phẩm tốt nhất người bệnh ung thư dạ dày cần lưu ý bổ sung hàng ngày:
1. Thực phẩm giàu protein
Protein đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận diện và sửa chữa các tế bào. Nó giúp duy trì các hoạt động sống của cơ thể hệ thống miễn dịch của cơ thể hồi phục nhanh sau khi bị bệnh. Do đó, những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein mỗi ngày. Có thể bổ sung hàm lượng protein, calo… thông qua các loại thực phẩm, đồ uống như: sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng, phomai, thịt gà, cá, các loại hạt, đậu nành…
2. Thực phẩm giàu canxi, sắt và vitamin D
Người bệnh ung thư dạ dày cũng cần bổ sung sắt, canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống. Theo nhiều nghiên cứu, sắt có trong thịt đỏ có thể dễ dàng hấp thụ hơn so với sắt trong cá, đậu nành, rau xanh, lòng đỏ trứng và trái cây sấy khô.
Các thực phẩm cung cấp canxi là bắp cải, bông cải xanh, cá mòi, sữa, trứng, phô mai, bánh mì. Trong khi đó, vitamin D thường được tìm thấy nhiều trong bơ, trứng và dầu cá.
3. Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ
Bệnh ung thư dạ dày sẽ khiến các chức năng của dạ dày hoạt động kém dần đi, mất dần các chức năng cơ bản. Vì vậy, cần chú ý bổ sung các chất xơ hòa tan cho người bệnh trong thực phẩm.
Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, bắp cải là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Những loại thực phẩm này được khuyến khích bổ sung cho người bệnh ung thư dạ dày giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.
Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, nguyên hạt: gạo trắng, lúa mì, bánh mì trắng, mì ống, đậu, mè đen…
Các loại hoa quả ít chất xơ điển hình như: chuối, táo, đu đủ…
Các loại rau củ có hàm lượng xơ thấp như rau củ nấu chín, mềm, rau củ không hạt, nước ép rau nguyên chất. Các loại củ nấu mềm sẽ tốt cho dạ dày như: khoai lang, khoai tây, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ…
4. Các loại nấm và đậu nành nên có trong thực đơn cho người ung thư dạ dày
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân bị ung thư dạ dày nên tăng cường ăn các loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm mèo…Bởi trong nấm có chứa nhiều chất polysaccharide, hợp chất này có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch. Thêm vào đó, trong nấm còn có thêm selen và vitamin, giúp tăng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Đậu nành lại chứa nhiều chất isoflavone. Chất này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP – vốn được coi là nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày. Do đó, bệnh nhân nên ăn thêm đậu phụ và bổ sung các sản phẩm từ đậu nành để hỗ trợ điều trị bệnh.
5. Uống đủ nước
Việc cung cấp đủ chất lỏng trong quá trình điều trị ung thư rất quan trọng để không xảy ra tình trạng mất nước. Người bị ung thư dạ dày nên uống khoảng 2 lít nước uống mỗi ngày. Tuy nhiên, nên tránh các loại đồ uống có chứa caffeine vì chúng làm tăng nguy cơ mất nước.
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm gì?
Nguyên nhân mắc bệnh ung thư dạ dày chủ yếu có thể do ăn uống. Chính vì vậy, khi đang trong thời gian điều trị, người bị ung thư dạ dày phải nói không với những loại thực phẩm sau:
1. Các loại đồ uống chứa chất kích thích
Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, cà phê… đều là những tác nhân hàng đầu gây ra ung thư dạ dày. Do đó, bệnh nhân ung ung thư tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
Rượu và đồ uống có chứa caffein có thể làm gia tăng tình trạng mất nước, suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi của cơ thể.
2. Các loại thức ăn cứng
Người bị ung thư dạ dày không nên ăn các loại đồ ăn cứng bởi chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng thêm. Đặc biệt, nếu vừa phẫu thuật xong thì thức ăn cứng này sẽ khiến cho vết mổ loét ra, rất khó lành.
3. Các loại thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội,… không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng thấp mà còn có nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe. Nếu người bệnh tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm sẽ khiến cho bệnh ung thư dạ dày tiến triển thêm.
4. Các loại thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men như dưa cà muối, hành muối, thịt muối, dễ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đối với bệnh nhân đang bị ung thư, các loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện để tế bào ung thư phát triển. Do đó, nên tránh xa các loại thực phẩm này.
5. Đồ chua và các loại thực phẩm cay nóng dễ gây kích ứng
Các loại đồ ăn cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, acid, các loại đồ nướng như thịt nướng, cá nướng… khi chế biến ở nhiệt độ cao và sẽ tạo ra một số chất có thể gây ra ung thư dạ dày. Đây cũng là nhóm thực phẩm mà người bệnh ung thư dạ dày nên tránh bởi chúng có thể khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị kích ứng.
Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa hàm lượng muối lớn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, muối không chỉ làm cho lớp niêm mạc dạ dày tổn thương mà còn làm tăng hoạt động của vi khuẩn HP, gây nên ung thư dạ dày.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư dạ dày cũng cần kiêng các loại thực phẩm, đồ uống, hoa quả chua như: cam, chanh, bưởi… làm tăng lượng dịch vị acid trong dạ dày sẽ khiến dạ dày bị bào mòn niêm mạc do acid gây ra.
6. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và đồ ngọt
Người bệnh ung thư dạ dày nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao trong rau củ quả, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể như giá đỗ, cần tây, măng tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, quả lê, mận, dưa hấu….
Đồng thời, trong khẩu phần ăn hàng ngày hạn chế các thực phẩm có chứa chất ngọt như: kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy, nước trái cây nhiều đường….vì chúng làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày làm việc nhiều và phải co bóp liên tục dễ dẫn đến quá tải không tốt cho cơ thể.
Một số lưu ý nên hạn chế trong chế biến và bảo quản khi lên thực đơn cho người ung thư dạ dày
– Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều lần, việc ăn thêm các bữa phụ xen kẽ bữa chính giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn của bệnh nhân trong giai đoạn điều trị.
– Nên ăn đúng giờ, đủ bữa, thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn và cách chế biến để người bệnh có cảm giác ăn ngon miệng.
– Sử dụng thức ăn để nguội sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng chảy máu trong dạ dày
– Người bị ung thư dạ dày cần tránh các thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ. Đồng thời, hạn chế thức ăn thô, cứng, sống, chiên nướng giòn. Có thể chế biến món ăn đơn giản theo cách luộc, hấp, xay nhuyễn, băm nhỏ. Cách chế biến này sẽ giúp dạ dày hấp thu dinh dưỡng tốt và ít phải co bóp thường xuyên, đỡ gây tổn thương thêm cho dạ dày.
– Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại rau xanh, trái cây tươi,… Nên tập thói quen ăn nhạt. Tránh các loại gia vị mạnh, đậm đặc như tiêu, ớt,… các loại thực phẩm có chứa các loại phụ gia gây hại cho sức khỏe.
Việc lên thực đơn cho người ung thư dạ dày bổ sung các chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày. Vì vậy, nên tham khảo và tuân thủ theo lời khuyên tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe, đồng thời có chế độ tập luyện phù hợp, nghỉ ngơi để đạt kết quả cao nhất trong quá trình điều trị.