Những dấu hiệu bệnh basedow bạn cần lưu ý

benh basedow

Bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn) là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến hệ tim mạch, mắt và da… Do đó, cần nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh basedow để điều trị hiệu quả.

Bệnh basedow là gì?

Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng trong việc tiết ra hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Khi mắc bệnh basedow, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể immunoglobulin gây kích thích tuyến giáp. Từ đó dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá mức, lượng hormone vào máu tăng đột biến, gây ra biểu hiện nhiễm độc giáp. Mặt khác, kháng thể này còn tác động lên các cơ quan khác trong cơ thể như mắt và da. Vì vậy, người bệnh basedow thường bị cổ to, mắt lồi, tim đập nhanh. Nếu có biểu hiện khác thường nên nên lưu ý đến khả năng đây là các dấu hiệu bệnh basedow để có phương án điều trị sớm.

benh basedow

Bệnh basedow có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do di truyền, ngoài ra còn do một số yếu tố khác như: tuổi tác (theo nghiên cứu độ tuổi dễ mắc bệnh nhất dao động từ 20 – 50 tuổi); giới tính (tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam); môi trường sống; chế độ ăn uống…

Basedow là nguyên nhân cường giáp hay gặp nhất, đây là bệnh tự miễn, vì vậy việc điều trị basedow chủ yếu điều hòa hệ miễn dịch, ức chế sự sản xuất hormone tuyến giáp, giúp cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh basedow

Dấu hiệu nhận biết bệnh basedow tương đối dễ dàng, đặc biệt là các biểu hiện tại tuyến giáp.

1. Bướu giáp

Cổ to do xuất hiện bướu giáp lớn, tương đối đều, lan tỏa, có thể mềm hoặc cứng. Thậm chí, bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu. Mức độ to nhỏ của bướu giáp có thể thay đổi sau khi điều trị.

buou giap

2. Tim mạch

Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh basedow một cách rõ ràng. Nồng độ hormon tuyến giáp tăng, tác động trực tiếp lên tế bào cơ tim khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy hồi hộp, có thể có cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim. Thậm chí, lúc vận động và nghỉ ngơi đều thấy loạn nhịp tim, khó thở. Nhiều trường hợp biến chứng nặng bị suy tim loạn nhịp, phù phổi, gan to, phù hai chi dưới.

3. Thần kinh cơ

Dấu hiệu dễ thấy nhất là run tay, khó điều khiển các chi nhất là khi xúc động hay cố gắng làm việc. Tăng phản xạ gân xương kèm theo yếu cơ khiến đi lại nhanh mỏi, bước lên bậc thang khó khăn. Ngoài ra, người bệnh hay bị rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, cảm xúc thay đổi thất thường, khó tập trung. Có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt hoặc sợ ánh sáng.

4. Dấu hiệu tăng chuyển hóa

Người bệnh luôn có cảm giác nóng bức, thân nhiệt tăng. Thường xuyên bị nóng bừng trong người, vã mồ hôi nhiều ở khu vực ngực và bàn tay. Hay khát nước nên uống rất nhiều nước. Lòng bàn tay ấm nhưng ẩm ướt và mọng nước. Đối với bệnh nhân lớn tuổi bệnh có thể gây biến chứng gãy xương tự nhiên, viêm quanh các khớp.

5. Biểu hiện tiêu hóa

Ăn nhiều, hầu hết người bệnh đều ăn nhiều nhưng vẫn gầy, sút cân, có người có thể giảm 3-20kg trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Chỉ có một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi ăn nhiều, tăng cân. Ngoài ra, khoảng 20% bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy, kèm theo đau bụng, nôn mửa, vàng da.

6. Tiết niệu sinh dục

Giảm ham muốn tình dục, đi tiểu nhiều, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cương dương…

7. Da và cơ quan phụ thuộc

Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn sắc tố da, thường bị ngứa. Tóc khô xơ, dễ rụng. Móng tay chân giòn, dễ gãy.

8. Tổn thương mắt

Đây là biểu hiện ngoài tuyến giáp. Bệnh nhân basedow bị tổn thương mắt với triệu chứng như lồi mắt, mắt đỏ bị viêm, mắt bị sưng, mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt… Trong đó, lồi mắt có 2 dạng: Lồi mắt giả và lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết). Lồi mắt có thể xuất hiện ở cả hai bên, cân xứng hoặc không. Khoảng 10-20% trường hợp lồi mắt một bên. Nếu bị lồi mắt mức độ nặng thì có thể gây tổn thương giác mạc khiến dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, hoặc có thể gọi là mù.

kiem tra than kinh thi giac

Lồi mắt giả: Đây là tổn thương không thâm nhiễm, có liên quan đến sự bất thường về chức năng do hệ thần kinh giao cảm tăng hoạt động, tăng thyroxin gây tăng độ co kéo cơ, nâng mi làm khóe mắt rộng ra.
Lồi mắt thật (hay còn gọi là lồi mắt nội tiết): Tổn thương thâm nhiễm có liên quan đến các thành phần hốc mắt làm gây bệnh mắt nội tiết.

9. Phù niêm

Khoảng 2-3% người bệnh basedow có biểu hiện bị phù niêm. Bệnh nhân sẽ thấy ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối có thể bị sùi lên từng mảng màu da cam. Vùng da bị tổn thương bóng, lỗ chân lông to, lông dựng đứng, tiết nhiều mồ hôi…

10. To các đầu chi

Đầu các ngón tay và các ngón chân bị biến dạng hình dùi trống. Ngoài ra, người bệnh còn bị tiêu móng tay (onycholysis).

11. Về tinh thần

Triệu chứng rối loạn tâm thần (có cơn kích động hoặc lú lẫn, hoang tưởng) ở người bệnh basedow có thể xảy ra nhưng rất hiếm.
Biểu hiện lâm sàng cụ thể của bệnh basedow ở từng nhóm đối tượng

Bệnh basedow ở trẻ em và người trưởng thành: Thường có tuyến giáp to hơn, trẻ phát triển nhanh về chiều cao và xương nhanh cốt hóa. Sinh dục thứ phát chậm phát triển, giảm trí nhớ, khó tiếp thu nên kết quả học tập kém, biên độ run tay lớn.
Bệnh basedow ở người cao tuổi: Bệnh Basedow ở lứa tuổi này thường có biểu hiện chủ yếu về hệ tim mạch. Tuyến giáp sẽ to vừa phải, bị run tay ở biên độ lớn, ít có các triệu chứng về mắt.

benh basedow nguoi cao tuoi

Bệnh basedow ở phụ nữ có thai: Người bệnh Basedow khi mang thai dễ bị sảy thai, đẻ non hoặc thai chết ngay sau sinh. Ở thời gian đầu thai kỳ, các triệu chứng của bệnh sẽ nặng dần lên, sau đó giảm đi và tiếp tục ổn định đến khi sinh con. Sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú, bệnh có thể lại diễn biến nặng lên.

Cách chẩn đoán bệnh basedow

Để chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài các dấu hiệu bệnh basedow như trên, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện các biện pháp cận lâm sàng như:
Chụp X quang;
Xét nghiệm chẩn đoán hormon, xét nghiệm men gan
Siêu âm tuyến giáp, siêu âm Doppler mạch tuyến giáp…

kham buou co basedow

Dựa vào kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể nói, basedow là căn bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay khi có các dấu hiệu sẽ tiến triển tích cực rất nhanh. Vì vậy, cần chú ý đi khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Chưa có đánh giá

Bài viết cùng chủ đề: