Nhóm thực phẩm nhất thiết phải có trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp

che do dinh duong cho benh nhan ung thu tuyen giap

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ. Tùy vào từng giai đoạn trong quá trình điều trị, cần có chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp một cách hợp lý để mau hồi phục. Vậy cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giúp người bệnh an tâm?

Những kiến thức chung về bệnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể đóng vai trò quan trọng điều hòa chuyển hóa, có hình con bướm ở vị trí đáy của cổ. Bệnh ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường và các tế bào ung thư xuất hiện, tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.

che do dinh duong cho benh nhan ung thu tuyen giap

Ung thư tuyến giáp được coi là quá chuyển biến từ các bệnh có liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, u tuyến giáp ác tính,… Khi khối u phát triển từ tuyến giáp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khiến người bệnh bị đau, khó thở, khó nuốt và ho dai dẳng.

Theo đánh giá của chuyên gia, so với các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp có khả năng chữa trị dứt điểm với tiên lượng khả quan nhất. Thậm chí, nếu được phát hiện sớm và kịp thời, tỷ lệ điều trị khỏi có thể lên tới 90%.

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp – Nên ăn thực phẩm nào tốt nhất?

Rất nhiều các chuyên gia dinh dưỡng trong nhiều năm qua đã nhiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp. Các chế độ dinh dưỡng khá đa dạng, nhưng cơ bản sẽ gồm các thành phần thực phẩm sau:

1. Các loại rau lá xanh

Các loại rau xanh giàu vitamin, các khoáng chất đặc biệt là Magie. Chúng không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và tuyến giáp nói riêng. Thực phẩm này sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp giảm được các triệu chứng mệt mỏi, đau cơ, rối loạn nhịp tim, táo bón…Do đó, trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhất định phải có các loại rau lá xanh như cần tây, rau diếp, rau bina để điều hòa lượng chất dinh dưỡng.

cac loa rau la xanh

2. Hoa quả, trái cây

Mặc dù có nhiều loại hoa quả nhưng bệnh nhân ung thư tuyến giáp chỉ nên ăn các loại quả mọng nước như cam, nho, dâu tây, cà chua,… Các loại quả này vừa chứa nhiều chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng của tuyến giáp vừa giúp hạn chế các tác nhân gây hại. Đồng thời, lại có hàm lượng đường vừa phải không ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp.

3. Bổ sung đầy đủ vitamin

Vitamin A, B, C, E có trong các loại thực phẩm sẽ hạn chế tổn thương và giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Người bệnh có thể bổ sung thịt lợn, gà, hải sản vỏ cứng, cà rốt, khoai lang, đậu Hà Lan, rau lá xanh, bơ, dâu tây, ớt chuông… Các loại hạt sấy khô như hạt bí, hạnh nhân, hạt điều… giúp người bệnh bổ sung năng lượng, tăng đề kháng khỏe mạnh, dẻo dai hơn.

4. Hải sản – Thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp

Các loại hải sản có rất nhiều vi chất bổ dưỡng như vitamin B, omega-3, I – ốt, kẽm… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bổ sung trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp. Đặc biệt hải sản rất tốt cho người bị bệnh ung thư sau khi phẫu thuật giúp bồi bổ và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn tôm, cua, cá, tối thiểu 3 bữa/tuần.

hai san

5. Protein động vật

Protein có động vật có thể cung cấp năng lượng để người bệnh giảm bớt triệu chứng mệt mỏi do ung thư tuyến giáp gây ra. Người bệnh nên bổ sung các loại protein có trong thịt gà, thịt lợn, cá… khoảng 200g mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.

6. Sắt, đồng, kẽm

Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên bổ sung sắt, đồng, kẽm. Đồng sẽ thúc đẩy sản sinh các hormon tuyến giáp, sắt giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả, nồng độ TSH của tuyến giáp tăng lên. Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp có thể bổ sung các vi chất này qua thực phẩm như nấm, rau mồng tơi, gan bê, củ cải…

7. I-ốt

I-ốt là dưỡng chất cần thiết để cơ thể sản sinh hormone tuyến giáp, điều hòa và cân bằng các hoạt động tuyến giáp, từ đó hạn chế sự phát triển của u giáp. Vì thế, trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh nên bổ sung I-ốt thông qua thực phẩm.
Tảo biển, hải sản, muối I-ốt có chứa đủ iốt hàng ngày cho người bệnh

Ung thư tuyến giáp và các thực phẩm cần tránh

Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp, bệnh nhân cần lưu ý nên kiêng một số thực phẩm sau:

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: Trong các loại thực phẩm này có chứa Isoflavone cản trở việc hấp thu I-ốt và sản sinh hormon ở tuyến giáp. Vì thế, người bệnh ung thư tuyến giáp nên tránh ăn đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu nành như sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, đậu tương,…

san pham tu dau tuong

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và đường. Nếu nạp quá nhiều chất xơ sẽ khiến cho khả năng hấp thụ thuốc của người bệnh ung thư tuyến giáp hấp thu kém hơn. Vì vậy, mặc dù chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa nhưng người bệnh nên hạn chế loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, nếu nạp quá nhiều đường sẽ làm cơ thể người bệnh khó chuyển hóa năng lượng vì tuyến giáp bị suy giảm chức năng. Lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ, gây tăng cân và tác động tiêu cực đến tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh nên ăn các thực phẩm ít đường.

Các lưu ý cần nhớ khi lựa chọn thực phẩm cho người bệnh ung thư tuyến giáp

Lựa chọn đúng các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp là rất quan trọng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý chế biến đúng cách.
– Các thực phẩm phải được nấu chín hoàn toàn, nghiêm cấm người bệnh ăn thức ăn tái hoặc tươi sống.
– Thực phẩm phải giữ được vitamin và các khoáng chất khi nấu, tránh bị cháy khê, nấu quá khô, luộc quá khô hay dùng thực phẩm để đông lạnh quá lâu.

nuoc sinh to

– Thực phẩm phải chế biến mềm và dễ ăn: Người bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp vấn đề trong việc nuốt thức ăn. Chính vì thế, nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Có thể nghiền rau hoặc hầm thịt để dễ nuốt, đối với trái cây thì ép nước để uống. Bên cạnh đó, không nên ăn quá no, chia nhiều bữa và mỗi bữa ăn một ít sẽ tốt hơn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

5/5 (1 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: