Cách điều trị ung thư phổi như thế nào là tốt và mang lại hiệu quả thực sự cho người bệnh, đang trở thành mối bận tâm của nhiều người. Ung thư phổi là bệnh lý khá nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao nhưng nếu có cách điều trị phù hợp và kịp thời thì bệnh này hoàn toàn có khả năng cứu chữa.
Ung thư phổi là gì và cách điều trị ung thư phổi như thế nào?
Ung thư phổi hay còn gọi là u phổi ác tính, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và xếp hàng đầu trên thế giới với hơn 2 triệu người mắc mới mỗi năm và số người tử vong cũng hơn 1 triệu người/năm.
Là bệnh ung thư khởi phát từ phổi, bệnh ung thư phổi còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp. Bệnh này bị xảy ra khi một khối u ác tính được hình thành bên trong phổi và nó phát triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn kích thước, có thể chèn ép và xâm lấn đến các cơ quan hoặc bộ phận xung quanh cơ thể người bệnh. Theo đó, hai lá phổi xung quanh lồng ngực còn có chức năng hấp thụ oxy khi hít vào và thải khí carbon dioxide (viết tắt theo nguyên tố hóa học là khí CO2) khi cơ thể thở ra.
Để phân loại bệnh ung thư phổi, thường chia ra làm 2 loại: một là bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm số lượng lớn các ca mắc bệnh ung thư phổi với tỷ lệ từ 80% đến 85%); hai là bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ (loại này chiếm từ 15% đến 20% các trường hợp mắc ung thư phổi).
Ngoài ra trên thực tế vẫn có những trường hợp có thể xuất hiện các khối u phổi lành tính; các khối u lành tính về cơ bản có sự khác biệt rất lớn về tế bào ung thư (hay còn gọi là u ác tính). Và để có thể xác định được chính xác tính chất của các khối u này là lành tính hay ác tính thì cần phải làm các phương pháp chẩn đoán y khoa chính xác từ các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa.
Cách điều trị ung thư phổi như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh, khả năng đáp ứng với từng phương pháp điều trị.
Bật mí những cách điều trị ung thư phổi hiệu quả nhất
Để điều trị bệnh ung thư phổi đạt hiệu quả tối ưu thì người bệnh sẽ được các bác sĩ điều trị tham vấn phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể như đối với người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ thì người bệnh ở nhóm này đa phần sẽ áp dụng các phương pháp điều trị theo từng giai đoạn bệnh như:
- Ở giai đoạn 1 của bệnh ung thư phổi: Phương pháp phẫu thuật được áp dụng để cắt bỏ một phần phổi, theo đó nếu bệnh có nguy cơ tái phát cao thì có thể hóa trị.
- Ở giai đoạn 2 của bệnh ung thư phổi: Để loại bỏ toàn phần hoặc một phần lá phổi thì phương pháp phẫu thuật cũng được ứng dụng hiệu quả cho giai đoạn này, ngoài ra để hạn chế tái phát khối u thì cần kèm thêm phương pháp hóa trị.
- Ở giai đoạn 3 của bệnh ung thư phổi: Ở giai đoạn này, tình hình sức khỏe của người bệnh đã suy kiệt hơn rất nhiều, các khối u đã bắt đầu lan đến các bộ phận khác trong cơ thể, tiến triển nhanh về kích thước và số lượng. Vì vậy ở giai đoạn 3 người bệnh có thể áp dụng đồng thời cả ba phương pháp điều trị như: xạ trị, phẫu thuật và hóa trị.
- Đến giai đoạn 4 (hay còn gọi là giai đoạn cuối của bệnh ung thư phổi) khi này các khối u đã di căn rộng nên không thể loại bỏ hoàn toàn tất cả khối u. Trong giai đoạn cuối mọi biện pháp như phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, hóa trị, xạ trị liệu,… chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát được các khối u và cải thiện triệu chứng của bệnh.
Với các bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ thì phương pháp điều trị phổ biến thường chỉ là xạ trị và hóa trị. Bởi vì lẽ đó mà hầu hết các trường hợp mắc ung thư phổi tế bào nhỏ khi được phát hiện thì rất khó điều trị do khối u có kích thước quá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của quá trình điều trị.
Cách điều trị ung thư phổi bằng biện pháp hỗ trợ
Bên cạnh quá trình điều trị chính của bệnh nhân ung thư phổi, người bệnh ung thư phổi rất dễ gặp một số các biến chứng khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân ung thư phổi có thể thực hiện thêm các phương pháp hỗ trợ để hoàn thành phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân như:
- Phương pháp bổ trợ châm cứu: là một trong những phương pháp Đông y để hỗ trợ cho người bệnh khi sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể từ đó kích thích khí huyết lưu thông và giảm nhẹ các triệu chứng nôn, đau đớn, buồn nôn, lo lắng và căng thẳng.
- Phương pháp bổ trợ bằng ngồi thiền, yoga và massage: sẽ giúp người bệnh ung thư phổi được thoải mái, thư giãn, đồng thời giảm những căng thẳng, lo âu, đau mỏi lưng, cổ vai gáy, đau ngực,… góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi.
- Thảo dược cũng là một trong các phương pháp bổ trợ được nhiều người bệnh ung thư phổi lựa chọn. Việc kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện đại như hóa xạ trị và phẫu thuật sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như làm giảm các tác dụng phụ của các phương pháp này để lại. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có không ít các loại thảo dược đa dạng và cũng chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, để tránh mua phải các loại thảo dược kém chất lượng hay hàng nhái hàng giả, người bệnh nên tìm hiểu địa chỉ uy tín để mua. Và đặc biệt, để tránh tiền mất tật mang người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược.
- Phương pháp bổ trợ bằng cách sử dụng tinh dầu: đối với người bệnh ung thư việc mang lại những hương thơm dịu nhẹ cũng là một cách giúp mang lại cảm xúc tích cực cho người bệnh. Không những thế, các loại tinh dầu này còn giúp làm giảm một số các triệu chứng như muộn phiền, buồn nôn, đau đầu,… Với người bệnh ung thư phổi thì các loại tinh dầu có thể sử dụng như: hoa nhài, hương thảo, bạc hà,…
Bệnh ung thư phổi có thể điều trị khỏi nếu bệnh ở giai đoạn đầu và kịp thời can thiệp điều trị. Việc lựa chọn cách điều trị ung thư phổi cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng và quyết định đến sức khỏe và thời gian sống của từng bệnh nhân. Dẫu biết rằng ung thư là căn bệnh ác tính nhưng nếu người bệnh có ý chí quyết tâm và không từ bỏ thì vẫn có thể chiến thắng căn bệnh này.