Ung thư đại tràng là căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm, các triệu chứng sẽ chuyển biến xấu qua các giai đoạn của ung thư đại tràng. Vậy, ung thư đại tràng có mấy giai đoạn và đặc điểm như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về các giai đoạn của ung thư đại tràng
Dựa vào cấu trúc đại tràng và phương thức các tế bào ung thư lan sang các cơ quan khác, ung thư đại tràng chia thành 4 giai đoạn. Ở các giai đoạn của ung thư đại tràng sẽ có các đặc điểm khác nhau.
1. Giai đoạn 1
Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào ung thư ở giai đoạn này đang bắt đầu hình thành, phát triển ở niêm mạc bên trong đại tràng, chưa có dấu hiệu lan đến các cơ quan lân cận.
2. Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, bệnh đã bắt đầu chuyển biến. Lúc này, những tế bào ung thư đã chuyển biến xấu, vượt ra lớp niêm mạc và dưới niêm mạc để xâm nhập các khu vực lân cận xung quanh đại tràng. Ung thư đại tràng ở giai đoạn 2 có thẻ chia nhỏ theo từng giai đoạn dựa vào mức độ lây lan của tế bào ung thư.
Giai đoạn 2A: Các tế bào ung thư mặc dù đã xuyên qua lớp cơ tiến vào lớp thanh mạc bên ngoài của đại tràng. Tuy nhiên, giai đoạn 2A này, các tế bào ung thư chưa lây lan sang các mô hay hạch bạch huyết lân cận.
Giai đoạn 2B: Các tế bào ung thư ở giai đoạn này chưa lan sang các hạch bạch huyết ở trong đại tràng nhưng đã lan đến lớp niêm mạc bao quanh các cơ quan ở trong ổ bụng.
Giai đoạn 2C: Các tế bào và khối u ung thư lan sang các cơ quan, cấu trúc lân cận. Giai đoạn này, ung thư đã vượt ra khỏi các lớp ngoài của đại tràng mặc dù chưa lan đến các hạch bạch huyết.
3. Giai đoạn 3
Khi tiến triển đến giai đoạn 3, các tế bào ung thư đã hoạt động mạnh và bắt đầu lan nhanh sang các hạch bạch huyết nếu không được kiểm soát kịp thời. Trong các giai đoạn của ung thư đại tràng, ở giai đoạn này, tình trạng bệnh đã ở mức nghiêm trọng tương ứng với lượng hạch bạch huyết bị tấn công, nếu bị xâm lấn càng nhiều sẽ khó để kiểm soát được nữa. Giai đoạn 3 có thể chia nhỏ thành các giai đoạn 3A, 3B, 3C. Trong đó:
Giai đoạn 3A: Đây là khi các tế bào ung thư đã phát triển qua các lớp cơ đại tràng và lây lan sang bạch huyết hoặc các mô gần hạch bạch huyết gần nhất với đại tràng. Mặc dù vậy, các tế bào này vẫn chưa lan đến các cơ quan ở xa trong cơ thể.
Giai đoạn 3B: Lúc này, tế bào ung thư đã xâm nhập tới nhiều hơn các hạch bạch huyết hoặc các cấu trúc lân cận khác. Số lượng có thể khoảng 2 đến 4 hạch.
Giai đoạn 3C: Tế bào ung thư đã xuất hiện và ảnh hưởng tới 4 hạch bạch huyết hoặc nhiều hơn
4. Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối trong các giai đoạn của ung thư đại tràng. Khi bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì khả năng cứu chữa rất thấp. Bởi lúc này các tế bào ung thư hầu như đã di căn tới hầu hết các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi…Ung thư đại tràng ở giai đoạn 4 bao gồm 2 giai đoạn 4A và 4B:
Giai đoạn 4A: Các tế bào ung thư đã lây lan sang đến cơ quan xa như gan hoặc phổi.
Giai đoạn 4B: Giai đoạn này là giai đoạn ung thư đại tràng phát triển nhất. Các tế bào ung thư ở giai đoạn này đã lan sang hai hoặc nhiều cơ quan xa của cơ thể.
Ngoài 4 giai đoạn trên là cách phân loại dựa theo giai đoạn, ung thư đại tràng còn có thể phân loại theo độ mô học (grade). Độ mô học này sẽ dựa trên mức độ giống nhau giữa các tế bào ung thư và các tế bào khỏe mạnh để chia thành các cấp độ từ 1 tới
4. Giai đoạn 4
Nếu tế bào ung thư có độ grade càng cao thì nó càng bất thường. Ung thư đại tràng có độ grade thấp sẽ có xu hướng phát triển chậm hơn, đồng thời có tiên lượng tốt hơn mức độ grade cao
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư đại tràng
Ở các giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không có triệu chứng rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường khác. Càng về sau, ở các giai đoạn của ung thư đại tràng khi các tế bào và khối u ung thư tiến triển thì triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, có thể biểu hiện như sau:
– Bị đau bụng thường xuyên
– Thay đổi thói quen đại tiện, có lẫn máu trong phân
– Cơ thể luôn bị mệt mỏi, suy nhược
– Chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa kéo dài
– Giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân
Các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư đại tràng
– Yếu tố di truyền: Nguy cơ bệnh ung thư đại tràng sẽ tăng lên khi một số gen nhất định có sự biến đổi, liên quan đến hội chứng di truyền như đa polyp đại tràng gia đình (FAP), ung thư đại tràng di truyền không polyp (HNPCC hoặc Lynch)
– Tổn thương tiền ung thư: polyp đại tràng, viêm đại tràng chảy máu…
– Chế độ dinh dưỡng: ăn quá nhiều thịt, mỡ động vật, ăn ít chất xơ, ăn bị thiếu vitamin hoặc các thực phẩm có chứa nitrosamin…
Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng bị bệnh ung thư đại tràng, bao gồm: thừa cân, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
Có thể nói, ung thư đại tràng nếu phát hiện sớm và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, tiên lượng sống cao. Thường ở các giai đoạn đầu, tế bào ung thư chỉ mới hình thành và phát triển cục bộ. Tuy nhiên, càng về giai đoạn sau, các tế bào ung thư này sẽ dần di căn tới các bộ phận khác và khả năng chữa trị sẽ dần thấp đi. Theo nghiên cứu, ở giai đoạn một tỷ lệ sống khi điều trị khoảng trên 90%, giai đoạn hai khoảng 80%, giai đoạn ba chỉ còn 60%, giai đoạn bốn chỉ còn 11%.
Vì vậy, tùy theo loại tế bào ung thư và các giai đoạn của ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Người bệnh cần tuân thủ để có hiệu quả điều trị cao nhất.